Search the Site

Donate

Babylonian Exile (Vietnamese)

Vào năm 597 và 587 TCN, một số cư dân của Giu-đa đã bị buộc phải lưu đày sang Ba-by-lôn.


Reconstruction of the Ishtar Gate
Reconstruction of the Ishtar Gate

Lưu đày Ba-by-lôn

 

Tác giả: Bob Becking

Dịch sang tiếng Việt: Bùi Kim Thanh, Hội Thần Học Thánh Kinh Việt Nam

 

Nhiều độc giả quen thuộc với Thi Thiên 137, bài thơ này có thể được đọc như là một bài thánh ca hoặc một bài hát “Bên những dòng sông Ba-by-lôn” như ban nhạc Boney M. soạn thành. Bài hát này mô tả hoàn cảnh khốn khổ của  người Do Thái lưu đày. Nhưng mô tả đó có phải là một hình ảnh chính xác?

 

Lưu đày Ba-by-lôn là một giai đoạn trong lịch sử của Do Thái cổ đại. Cuộc lưu đày đó bắt đầu với hai giai đoạn trục xuất vào năm 597 và 587 TCN.  Thời kỳ lưu đày có lẽ đã kết thúc khi vua Ba Tư là Đại đế Cyrus chinh phục Ba-by-lôn vào năm 538 TCN. Người Ba-by-lôn, xuất xứ từ miền nam Iraq ngày nay, đã vươn lên vào vị trí quyền lực vào cuối thế kỷ thứ bảy bằng cách chấm dứt Đế chế Neo-Assyrian. Vua của Ba-by-lôn, Nebuchadnezzar II, mở rộng thuộc địa về phía đông và phía tây. Trên đường đi kiểm soát các tuyến đường thương mại dẫn đến Ai Cập, Nebuchadnezzar II đã phải đối mặt với sự kháng cự của vương quốc Giu-đa. Năm 597 TCN, Nebuchadnezzar II chinh phục Giê-ru-sa-lem, lưu đày một phần dân số, bao gồm cả vua Jehoiachin; sau đó Nebuchadnezzar II tấn phong Zedekiah làm một vị vua bù nhìn. Sự kiện lịch sử này được ghi lại trong Kinh Thánh Hê-bơ-rơ (2 Các Vua 24:8–12), cũng như trong Biên niên sử Ba-by-lôn.

 

Hy vọng tìm được sự hỗ trợ từ Ai Cập, vị vua chư hầu này đã nổi dậy chống lại người Ba-by-lôn. Nhưng bị người Ba-by-lôn tấn công Giê-ru-sa-lem vào năm 587 TCN, phá hủy thành phố và các bức tường thành của nó. Đền thờ Đức Giê-hô-va cũng bị phá hủy.  Các trang cụ trong đền thờ (biểu tượng sự hiện diện của Chúa) cùng với nhiều người Giu-đa bị di dời đến Ba-by-lôn.  Giê-ru-sa-lem bị sát nhập thành một khu vực của Ba-by-lôn.  Phân đoạn 2 Các Vua 25:1–7 ghi lại cuộc chinh phục thứ hai này. Bản văn Ba-by-lôn ghi lại các sự kiện này vẫn chưa được tìm thấy.

 

Phân đoạn 2 Sử-ký 36:20–21 và chương 24–25 của 2 Các Vua ghi lại rằng tất cả Giu-đa đều bị bắt đi lưu đày; đây là một huyền thoại được thành hình từ vùng đất hoang sơ Giu-đa (trong thời kỳ lưu đày, vùng đất của Giu-đa được xem như là một khu vực không có người ở). Tuy nhiên, bằng chứng khảo cổ đã cho chúng ta biết rằng mặc dù khu vực xung quanh Giê-ru-sa-lem cổ đại là nơi thưa thớt dân cư, tuy nhiên, vẫn có nhiều người Giu-đa đến khai khẩn vùng đất này và họ đã cống nạp hàng năm cho Ba-by-lôn.

Trong Kinh Thánh Hê-bơ-rơ, lưu đày được xem như là một hình phạt của Chúa vì những tội phạm của Giu-đa, và của những người lãnh đạo của nó, cũng như của dân chúng.

Ngoài Kinh Thánh, chúng ta có những bằng chứng nào khác về các hoàn cảnh xả hội ở Ba-by-lôn trong thời lưu đày?

Các cuộc khai quật ở vùng Lưỡng Hà đã tiết lộ một vài dấu tích của những người Giu-đa lưu đày.  Trước hết, các cuộc khai quật tại Ba-by-lôn đã tìm thấy nhiều danh sách phân công. Những văn bản này liệt kê tên của các tù nhân tại tòa án Ba-by-lôn, những tù nhân này được cung cấp khẩu phần thức ăn. Một số bản văn đề cập đến Yahu-kin và năm người con trai của ông là những người được vua Ba-by-lôn thường xuyên ban cho  các thực phẩm. Có lẽ mạng sống của vua Yahu-kin được giữ lại để trao đổi ngoại giao trong tương lai nếu cần.


Thứ hai, một số bản văn trong dạng chữ khắc hình nêm xuất xứ từ al Ya-hu-du (thành phố Giu-đa/Giê-hu) và cũng từ một số địa điểm khác ở miền nam Lưỡng Hà, cho thấy người Do Thái lưu đày làm việc như những người tiền phong trong các khu vực nông nghiệp mới khai hoang. Vai trò của họ là cung cấp thực phẩm cho dân cư trong trung tâm đô thị Ba-Ba-by-lôn. Các tài liệu nầy ghi rõ rằng người Do Thái đã sống chung với nhau trong một cộng đoàn dân tộc riêng biệt. Họ đã không bị xem như là nô lệ. Đa số những người nầy vẫn tiếp tục sống ở đó ngay cả sau khi sự cai trị Ba Tư thay thế sự cai trị của Ba-by-lôn. Đây là những dấu hiệu cho thấy cuộc sống lưu đày không khốn khổ như tác giả của Thi Thiên 137 đã mô tả.

Lưu đày tại Ba-by-lôn đã kết thúc như thế nào?

Năm 539 TCN, Đại Đế Cyrus, vua của nước Ba Tư, chiến thắng và  chinh phục thành phố Ba-by-lôn và do đó chấm dứt sự cai trị của Ba-by-lôn. Trong một vài thập kỷ, người Ba Tư đã chiếm một khu vực trải dài từ sông Indus đến sông Nile. “Xy lanh Cyrus” là một bằng chứng khảo cổ được nhiều học giả biết đến; xy lanh nầy thường được các học giả xem là bằng chứng ngoại thánh kinh nói về tính chất lịch sử của sắc lệnh Cyrus như đã được ghi lại trong sách Ezra 1. Tuy nhiên, các học giả gần đây đã cho rằng văn bản nầy liên quan đến sự hồi hương của những ảnh tượng thần thánh từ các thành phố xung quanh Ba-by-lôn, những ảnh tượng nầy bị Nabonidus đày đi ra khỏi những thành phố đó. Đoạn văn này không liên quan gì đến Giu-đa, người Do Thái, hay Giê-ru-sa-lem. Vả lại, khu vực xung quanh Giê-ru-sa-lem trở thành một phần của Đế chế Ba Tư sau triều đại của Cambyses, con trai của Cyrus; thời kỳ hậu lưu đày đã bắt đầu trong niên đại đó.  Sự hồi hương của những bị lưu đày là một quá trình dài.

  • becking-bob

    Bob Becking taught for thirty years Hebrew Bible at Utrecht. He is currently preparing a monograph on the Cultural History of Elephantine in the Persian Period. Latest book: Bob Becking, Ezra-Nehemiah, HCOT (Leuven Peeters, 2018)