Search the Site

Donate

Theodicy in the Hebrew Bible (Vietnamese)


William Blake
William Blake

Biện Thần Luận trong Kinh Thánh Hê-bơ-rơ 

James Crenshaw (Bùi Kim Thanh phiên dịch)

Chúa là hoàn toàn tốt lành.  Chúa có toàn năng lực. Những điều khủng khiếp xảy ra. Cố gắng hòa giải ba điều này là vấn đề mà chúng ta gọi là theodicy (biện thần luận).  Biện thần luận có thể được xem như là một nỗ lực tìm hiểu tại sao Chúa cho phép điều ác hiện hữu trên thế gian.  Trích dẫn Áp-ra-ham: “Đấng đoán xét toàn thế gian, há lại không làm điều công chính sao?” (Sáng-thế Ký 18:25c).

Đã có lâu đời như lịch sử được ghi chép, biện thần luận đã làm nổi bật các văn phẩm kinh điển, trong đó có Kinh Thánh Hê-bơ-rơ cũng như các văn phẩm kinh điển khác.  Thánh kinh biện thần luận được người ta biết đến nhiều nhất là sách Gióp. Trong câu chuyện của Gióp, cuộc đời của người đàn ông thật sự có hạnh kiểm tốt này bị xáo trộn vì sự đánh cuộc giửa Chúa và Kẻ Đối Nghịch.  Có trước câu chuyện của Gióp là bài thơ Biện Thần Luận Ba-by-lon; bài thơ này mô tả cuộc đối thoại giữa một người đau khổ và bạn của anh ta.  Giống như biện thần luận trong sách Gióp, Biện Thần Luận Ba-by-lon đưa lên nghi vấn về khả năng hiểu biết của con người về những gì mà các vị thần đã chấp nhận là thỏa đáng.

Bằng cách nào và theo tiêu chuẩn nào mà con người có thể biết được những điều gì mà Chúa đã chấp nhận? Con người chỉ có thể biết được nếu Chúa tự mình tiết lộ ra, hoặc con người có thể dùng kinh nghiệm của mình để phân tích.  Nhưng dùng kinh nghiệm của con người để phân tích đòi hỏi Chúa phải có bản chất giống như con người, có khả năng thể hiện được những đức tính cao quý nhất của con người. Vấn đề nằm ở đây! Vì những gì được cho là cao quý có thể thay đổi theo thời gian. Có những thuộc tính đã từng được xem là xứng đáng trước Chúa nay lại trở thành nghi vấn.

Niềm tin chỉ có một Chúa của Do Thái giáo và Cơ-đốc giáo là điểm yếu đặc biệt khi đối diện với biện thần luận, vì không có ai để đổ lỗi cho sự hiện hữu của điều ác.  “Ma quỷ bắt tôi làm điều đó” không thuyết phục được, vì Đấng toàn năng có thể vô hiệu quả công việc của ma quỷ một cách dễ dàng.

Chúa hoàn toàn tốt lành, Ngài đã sáng tạo nên thế gian này, vậy điều ác bắt nguồn từ đâu?

Điều ác thể hiện trong thiên nhiên (trong sóng thần, động đất, lốc xoáy, bão, tế bào ung thư, v. v.) và trong hành vi của con người (phạm tội với nhau và chống nghịch lại Chúa).  Cả hai, điều ác trong thiên nhiên và luân lý thử thách tâm linh con người và gây ra sự đau khổ không chịu đựng được.  Đơn giản là không có lời giải thích thỏa đáng nào cho sự đau khổ của trẻ em, nhưng người ta vẫn tìm kiếm câu trả lời.

Kinh Thánh Hê-bơ-rơ có rất nhiều câu hỏi về biện thần luận, và các câu trả lời khác nhau. Chẳng hạn, từ quan điểm về triết học luật pháp và chiến tranh sinh ra quan điểm về sự báo trả. Quan điểm này cho rằng đau khổ là hình phạt dành cho tội lỗi, vô ý hoặc cố ý.  Ý tưởng này thấm nhập khắp các sách lịch sử và tiên tri cũng như Thi-thiên, Châm-ngôn và Gióp.

Kỷ luật của cha mẹ cũng là một giải thích khác cho sự đau khổ.  Phụ huynh yêu thương trừng phạt con trẻ sai quấy. Mục tiêu của sự trừng phạt là giáo dục; trừng phạt là một phương cách cha mẹ xây dựng tâm tính của con trẻ. Bằng phương cách tương tự, Chúa kỷ luật những người được Ngài ưa thích (Châm-ngôn 3:11-12).

Thử thách cũng là câu trả lời nhằm giải thích sự hiện hữu của điều ác.  Không biết rõ được sự chọn lựa của ý chí tự do của con người, Chúa cần biết sự sùng bái của con người dành cho Ngài có chân thật hay không.  Sự tìm kiếm câu trả lời cho điều mà Chúa cần biết đã làm cơ sở cho các thử thách thật đau khổ, của Áp-ra-ham, người mà Chúa ra lệnh ông phải hy sinh con trai của mình là Y-sác (Sáng-thế Ký 22), và tương tự là sự đau khổ của Gióp vì bị thử thách.

Những giải thích khác về sự hiện hữu của điều ác cũng được tìm thấy trong Kinh Thánh và các tài liệu liên quan: 1) hình phạt hoặc phần thưởng được hoãn lại cho đến thời gian sau này, cho đến một tương lai xa hoặc sau khi chết (Gióp 19:26, Đa-ni-ên 12: 2, và Ê-sai 45:15); 2) sự đau khổ đem người ta đến gần với Chúa hơn, vì Ngài chia sẻ nỗi đau khổ với con người, như trong Thi-thiên 73; 3) Chúa luôn luôn được ẩn giấu hoặc vắng mặt vì sự hiện diện của tội lỗi; 4) con người là nạn nhân trong một vũ trụ tất định, như trong Truyền-đạo, 4 Ét-ra và 2 Ba-rút; 5) một số cá nhân chịu đau khổ để cứu người khác khỏi số phận khủng khiếp; và 6) đau khổ có tính chất cha truyền con nối, con cháu phải trả giá cho tội lỗi của cha mẹ  (Xuất Ê-díp-tô Ký 34:7).

Cuối cùng, biện thần luận không cho chúng ta một giải thích hợp lý và thuyết phục để trả lời câu hỏi vì sao có điều ác. Tuy nhiên, biện thần luận nhắc nhở Chúa về giao ước với Y-sơ-ra-ên; và biện thần luận gìn giữ các nhà thần học trong sự thành thật.

 

  • James Crenshaw

    James Crenshaw is the Robert L. Flowers Emeritus Professor of Old Testament at Duke University. He is the author of numerous scholarly articles and books, including Old Testament Wisdom (Westminster John Knox 2010), Defending God: Biblical Responses to the Problem of Evil (Oxford University Press, 2005), Qoheleth (University of South Carolina Press, 2013), and Reading Job (Smyth & Helwys, 2011).